Chất sắt cũng có nhiều trong các loại rau màu xanh thẫm và các loại đậu, đậu lăng…Nếu bé vẫn còn đói sau bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn nhẹ bằng một ít nho khô hoặc trái cây khô vì đây cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé.
Ở giai đoạn tập đi, bé sẽ phát triển rất nhanh và theo nhiều khía cạnh khác nhau. Não bộ đóng vai trò thiết yếu cho toàn bộ sự phát triển của bé và giúp phát triển 4 kỹ năng của bé ở giai đoạn tập đi:
– Phát triển thể chất: Bé sẽ học được kĩ năng phối hợp trong các hoạt động thể chất như tập đi, tô màu hoặc bắt bóng…
– Phát triển ngôn ngữ: Bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh đầu tiên, cha mẹ nên khuyến khích khen ngợi bé hoặc kể chuyện, hát cùng bé.
– Phát triển cảm xúc tình cảm & xã hội: Bé bắt đầu tương tác với người lớn và những người bạn đồng trang lứa khác. Điều này giúp bé sớm học được cách giao tiếp, chia sẻ với người khác
– Phát triển thị giác: Đây là thời điểm quan trọng để bé học cách nhận biết sự vật, hình dạng và màu sắc trong thế giới xung quanh.
Bổ sung chất sắt cho bé như thế nào?
Có khá nhiều cách bổ sung đủ lượng sắt cho bé, trong đó, bổ sung chất sắt qua đường ăn uống là cách khả thi và dễ thực hiện nhất.
– Thịt bò: Mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, chứa rất nhiều sắt và chế biến dễ dàng nhiều món ăn ngon cho bé như Spaghetti bolognese, thịt bò và rau hầm, món thịt bê nấu với nước xốt kem chua hoặc thịt viên Ý… Các món ăn từ gà như gà nướng bông cải xanh và đậu hầm cũng là bữa ăn tối tuyệt vời, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày của bé. Chất sắt cũng có nhiều trong các loại rau màu xanh thẫm và các loại đậu, đậu lăng…Nếu bé vẫn còn đói sau bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn nhẹ bằng một ít nho khô hoặc trái cây khô vì đây cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé.
– Ngũ cốc bổ sung sắt: mẹ có thể linh hoạt chế biến, thay đổi để các bữa ăn của bé luôn phong phú.
– Trứng: Mẹ nhớ nấu chín khi chế biến cho bé nhé
– Bánh mỳ nguyên cám và bánh mỳ nguyên hạt là một trong những lựa chọn giàu sắt cho mẹ