Sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu cần phải được chăm sóc kỹ, qua 3 tháng thai nhi có thể ổn định đậu vào cơ thể mẹ lúc đó các bà bầu có thể an tâm hơn. Ẩm thực 365 chúc các bà bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này thành công nhé.
Nên tránh những gì?
Các loại thức ăn nhanh, ăn vặt…đây là loại thức ăn có thể cung cấp nhanh cho cơ thể, làm bà bầu có cảm giác rất nhanh no nhưng đồng thời cũng rất nhanh đói. Sở dĩ có sự đến và đi nhanh như thế vì những chất dinh dưỡng mà các loại đồ ăn vặt mang đến cho bà bầu không có bao nhiêu cả.
Sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu cực kì quan trọng do đó bà bầu cũng nên tránh ăn những loại rau nguy hại đến thai nhi như rau diếp, rau sam, rau ngót, đu đủ xanh…đây là những loại thực phẩm cực kì kị với phụ nữ mang thai, hoàn toàn tránh xa những loại thức ăn này là điều mà các bà bầu phải ghi nhớ.
Sức khỏe bà bầu 3 tháng đâu và kiêng các thức uống có cafeine
Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần phải kiêng những loại gia vị nóng như ớt, tiêu, mì chính…Kẽm là chất rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, khi bà bầu ăn mì chính sẽ làm tiêu hao một lượng kẽm lớn trong cơ thể, khiến bà bầu bị thiếu kẽm.
Sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu và thức ăn giàu kẽm
Nên ăn gì?
Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy!
Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể.
Ngoài ra, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé. Chè đậu là một trong những món đơn giản và dễ làm nhất. Nhưng bạn nhớ đừng cho nhiều đường quá nhé!
Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…: Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ cũng đâu muốn mình bị bệnh khi mang thai đúng không?
Một ly cam ép mỗi ngày có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu 3 tháng đầu.
Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.
Trứng: Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn. Vì vậy, mẹ nên chú ý khi ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng dư thừa chất béo nhé!
Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.
Cá hồi rất tốt cho thai phụ nhưng bạn không nên ăn sống đâu nhé!
Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ
Sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu cần phải được chăm sóc kỹ, qua 3 tháng thai nhi có thể ổn định đậu vào cơ thể mẹ lúc đó các bà bầu có thể an tâm hơn. Ẩm thực 365 chúc các bà bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này thành công nhé.