Mọi phụ nữ có thể đều trải qua các rối loạn đau vùng chậu. Tình trạng này thường nặng hơn khi bước vào giai đoạn kinh nguyệt. Mặc dù nguyên nhân gây đau vùng chậu không hoàn toàn là chỉ do kinh nguyệt.
Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây đau vùng chậu ở phụ nữ:
1. Do chuột rút (vọp bẻ)
Tình trạng này rất hay xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do cơ thể sản sinh prostaglandin, hormon giúp co bóp cơ để tống máu ra dễ dàng hơn. Đôi khi hiện tượng đau do co bóp này có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn trước kỳ kinh.
2. Do viêm vùng chậu
Các nhiễm trùng vùng chậu có thể gây sẹo và đau trong khi rụng trứng. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian rụng trứng. Các nang nhỏ trong buồng trứng tăng trưởng và gây đau vùng chậu.
3. Do đau xơ cơ
Bạn có thể đang bị đau xơ cơ nếu bị đau vùng chậu dai dẳng, luôn buồn bực và cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi. Rối loạn này cũng thường liên quan với các triệu chứng của đau âm đạo, đau bàng quang. Có một cách duy nhất để phát hiện xem có phải là đau xơ cơ không là chụp X-quang. Chị em nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có những triệu chứng trên.
4. Do khung chậu không ổn định hoặc lạc nội mạc tử cung
Trong quá trình sinh thường, dây chằng giãn ra để em bé có thể chui ra. Điều này gây ra sự không ổn định của khớp chậu và gây khó chịu hoặc đau. Một nguyên nhân gây đau khác là hiện tượng lạc nội mạc tử cung, hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Cả 2 nguyên nhân trên đều khiến chị em bị đau vùng chậu vô cùng trong kỳ kinh hoặc khi quan hệ tình dục.
5. Hội chứng ruột kích thích
Chướng và đau bụng là những triệu chứng cơ bản của hội chứng ruột kích thích. Nó thường xảy ra sau khi ăn hoặc trước khi nhu động ruột. Đôi khi hội chứng này còn kèm theo tiêu chảy hoặc khó đại tiện.
Theo Phunutoday